Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Dịch thuật Miền Trung Đồng Nai có nhận dịch tiếng Anh tại Đồng Nai hay không?

Hỏi:  Dịch thuật Miền Trung Đồng Nai có nhận dịch tiếng Anh tại Đồng Nai hay không?

Đáp: Có  bạn nhé

Dịch thuật Miền Trung Đồng Nai nằm trong hệ thống dịch thuật trên toàn quốc, dịch thuật tại Đồng Nai đã và đang không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.  Đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại Đồng Nai.

Tại sao trong số rất nhiều công ty dịch thuật bạn nên chọn dịch thuật tiếng Anh tại Đồng Nai của dịch thuật Đồng Nai Miền trung

Đội ngũ nhân viên dịch thuật trình độ cao

Muốn có những bản dịch chính xác chất lượng thì đội ngũ nhân viên dịch thuật là bộ phận không thể thiếu. Chúng tôi sở hữu đội ngũ đông đảo các nhân viên có bằng cử nhân chuyên ngành ngoại ngữ với khả năng chuyên sâu trong các lĩnh vực.

Quy trình dịch thuật chuyên nghiệp, chính xác

Quy trình dịch thuật được thực hiện qua các công đoạn: tiếp nhận tài liệu, đánh giá tài liệu, phân công dịch thuật, tiến hành dịch, hiệu đính, kiểm tra, hiệu chính. Mỗi công đoạn đều được tiến hành cẩn thận và luôn có sự kiểm tra nghiêm ngặt. Đảm bảo bản dịch có độ chính xác cao nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Đảm bảo thời hạn cam kết

Muốn tạo được lòng tin của khách hàng thì uy tín chính là chìa khóa quyết định. Sau khi nhận được tài liệu từ phía khách hàng chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành dịch để đảm bảo thời gian cũng như chất lượng bản dịch cho khách hàng.

Luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật

Luôn đưa ra mức giá ưu đãi nhất cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch thuật là điều không phải công ty nào cũng làm được. Đến với dịch thuật  dịch thuật Miền Trung Đồng Nai bạn có thể hoàn toàn yên tâm về điều này, chúng tôi luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật trong so với những công ty khác.

Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn hữu ích nhé!

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ
ĐC: 261/1 Tổ 5 KP 11, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai

Dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng có nhận dịch tiếng Anh tại Đà Nẵng hay không?

Hỏi:  Dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng có nhận dịch tiếng Anh tại Đà Nẵng hay không?

Đáp: Có  bạn nhé

Dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng nằm trong hệ thống dịch thuật trên toàn quốc, dịch thuật tại Đà Nẵng đã và đang không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.  Đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại Đà Nẵng.

Tại sao trong số rất nhiều công ty dịch thuật bạn nên chọn dịch thuật tiếng Anh tại Đà Nẵng của dịch thuật Đà Nẵng Miền trung

Đội ngũ nhân viên dịch thuật trình độ cao

Muốn có những bản dịch chính xác chất lượng thì đội ngũ nhân viên dịch thuật là bộ phận không thể thiếu. Chúng tôi sở hữu đội ngũ đông đảo các nhân viên có bằng cử nhân chuyên ngành ngoại ngữ với khả năng chuyên sâu trong các lĩnh vực.

Quy trình dịch thuật chuyên nghiệp, chính xác

Quy trình dịch thuật được thực hiện qua các công đoạn: tiếp nhận tài liệu, đánh giá tài liệu, phân công dịch thuật, tiến hành dịch, hiệu đính, kiểm tra, hiệu chính. Mỗi công đoạn đều được tiến hành cẩn thận và luôn có sự kiểm tra nghiêm ngặt. Đảm bảo bản dịch có độ chính xác cao nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Đảm bảo thời hạn cam kết

Muốn tạo được lòng tin của khách hàng thì uy tín chính là chìa khóa quyết định. Sau khi nhận được tài liệu từ phía khách hàng chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành dịch để đảm bảo thời gian cũng như chất lượng bản dịch cho khách hàng.

Luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật

Luôn đưa ra mức giá ưu đãi nhất cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch thuật là điều không phải công ty nào cũng làm được. Đến với dịch thuật  dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng bạn có thể hoàn toàn yên tâm về điều này, chúng tôi luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật trong so với những công ty khác.

Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn hữu ích nhé!

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ
ĐC: 54/27 Đinh Tiên Hoàng, Q. Hải Châu, Đà NẵngHotline: 0947.688.883 – 0963.918.438Email: info@dichthuatmientrung.com.vn

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Nhiều quốc gia vẫn mở cửa trường học

Tại Thuỵ Điển , trẻ em tiếp tục đến trường, cửa hiệu mở cửa, người dân không phải hạn chế đi lại. "Tôi không thể hiểu quyết định của chính phủ. Họ còn chờ điều gì mà chưa đóng cửa trường học cơ chứ?", Theodora Papadimitropoulou, sống tại thủ đô Stockholm nói. Chị là một trong hàng trăm nghìn phụ huynh kêu gọi chính phủ đóng cửa trường học toàn quốc để đảm bảo an toàn cho học sinh.

Phản hồi ý kiến của phụ huynh, Cục Y tế Công cộng Thuỵ Điển cho biết cha mẹ ở nhà trông con là tình huống chưa từng có và việc đóng cửa trường học có thể mang lại nhiều hậu quả hơn ích lợi.

Johan Giesecke, nhà dịch tễ học tại Cục Y tế Công cộng, đánh giá hầu hết biện pháp đang áp dụng khắp châu Âu như đóng cửa trường học là thiếu nền tảng khoa học. Quyết định này có thể khiến Thuỵ Điển mất đi 1/4 lực lượng lao động, đặc biệt trong y tế. Trong thời gian nghỉ học, học sinh có thể đi chơi, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm, hoặc ông bà trông cháu có thể đối mặt nguy cơ nhiễm bệnh.

Đến 28/3, Thuỵ Điển ghi nhận 3.447 ca nhiễm nCoV, trong đó 102 người chết.

Tại Singapore , các quan chức cho rằng trẻ em không dễ nhiễm nCoV, nếu nhiễm cũng không bị nặng. Nếu học sinh nghỉ học, phụ huynh sẽ phải ở nhà trông con, dẫn đến không được trả lương, thậm chí mất việc và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, xã hội. Vì thế trường học tại quốc đảo này vẫn hoạt động bình thường.

Quyết định duy trì hoạt động của trường học đã gây ra làn sóng tranh cãi khi ngày 26/3 trường mầm non Sparkletots thuộc trung tâm cộng đồng PCF ở Fengshan ghi nhận 20 ca nhiễm. Trong đó, 15 ca là nhân viên nhà trường, 5 ca là người thân của hiệu trưởng. Tất cả trẻ và nhân viên dịch công chứng nhà trường được Bộ Y tế cách ly.

Trường mầm non Sparkletots được khử trùng sau khi ghi nhận 20 ca nhiễm ngày 26/3. Ảnh: Lim Yaohui/ Straits Times.

Trường mầm non Sparkletots được khử trùng sau khi ghi nhận 20 ca nhiễm ngày 26/3. Ảnh: Lim Yaohui/ Straits Times.

Ngày 27/3, Chính phủ Singapore quyết định cho học sinh các cấp nghỉ học một ngày mỗi tuần bắt đầu từ tháng 4 như một động thái nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan tại trường học. Thay vì đi học năm ngày trong tuần như bình thường, học sinh Singapore sẽ đi học bốn ngày.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng không nên đóng cửa trường học toàn quốc. "Tôi nghĩ người dân nên xem các trường học như thành phần riêng lẻ. Nếu trường nào có nguy cơ bùng phát dịch, chúng tôi sẽ đóng cửa trường đó nhưng không phải toàn quốc", Thủ tướng nói.

Đến 28/3, Singapore ghi nhận 802 ca nhiễm nCoV, 2 người chết.

Tại Australia , từ ngày 22/3, Chính phủ ra lệnh dừng hoạt động tập trung đông người như quán bar, rạp chiếu phim, trung tâm mua sắm, dừng tổ chức đám cưới, thậm chí là tang lễ. Tuy nhiên, các trường học vẫn hoạt động bình thường.

Ông Paul Kelly, Phó giám đốc Y tế Australia, cho rằng việc đóng cửa trường học không có tác dụng ngăn chặn Covid-19 như cấm hoạt động tập trung đông người khác. Quyết định này có thể gây áp lực lên hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe vì ước tính 30% nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch phải ở nhà trông con.

Trong khi đó, một số trường học tại Australia đang rơi vào tình cảnh thiếu hụt thiết bị, sản phẩm vệ sinh. Giáo viên e ngại học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp có thể là nguồn lây nhiễm virus.

"Tất cả nhân viên nhà trường đều lo lắng. Giáo viên đeo găng tay và rửa tay liên tục. Trường học nên được đóng cửa", Lea Lockwood, giáo viên dạy tiếng Anh tại thị trấn Bendigo, nói và cho hay Hội Liên minh Giáo viên các địa phương đang đề nghị Thủ tướng ra quyết định đóng cửa trường học trước khi quá muộn.

Đến 28/3, Australia ghi nhận 3.635 người nhiễm nCoV, trong đó 14 người chết.

Theo UNESCO, để phòng Covid-19, 162 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đóng cửa trường học, làm gián đoạn học tập của hơn 1,7 tỷ học sinh , sinh viên.

Tú Anh (Theo Bloomberg, Reuters )

Nguy cơ Covid-19 ở New York tệ hơn Vũ Hán

Nếu tốc độ tăng ca nhiễm nCoV mới như hiện nay vẫn tiếp diễn, New York sẽ phải hứng chịu đợt dịch nghiêm trọng hơn nhiều so với Vũ Hán, Trung Quốc hay vùng Lombardy của Italy, theo giới chuyên gia.

Đà tăng hiện tại có thể thay đổi nhờ các biện pháp chống dịch như cách biệt cộng đồng hoặc khoanh vùng, hạn chế lây nhiễm. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu cho thấy thành phố New York vẫn chưa đạt được thành công trong phòng chống dịch vào cùng thời điểm với Vũ Hán và Lombardy. Điều đáng lo hơn là nhiều thành phố lớn khác tại Mỹ cũng đang đi theo quỹ đạo của New York.

Tờ New York Times của Mỹ đưa ra 4 cách tính quy mô bùng phát dịch tại các thành phố lớn, cũng như cảnh báo nguy cơ vỡ trận nếu các biện pháp kiểm soát không mang lại hiệu quả.

Nhân viên y tế tại một bệnh viện ở thành phố New York hôm 27/3. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế tại một bệnh viện ở thành phố New York hôm 27/3. Ảnh: AFP .

Trong giai đoạn đầu, quy mô dân số không có nhiều ý nghĩa khi một bệnh nhân thường chỉ lây cho vài người, bất kể là họ sống trong một thị trấn 100.000 dân hay đô thị 10 triệu người. Khi bệnh dịch bắt đầu lây lan, số ca nhiễm trên đầu người cho thấy mức độ phát tán của nCoV trong cộng đồng dân cư, cũng như nguy cơ quá tải của hệ thống y tế địa phương.

Vũ Hán hiện ghi nhận gần 51.000 người nhiễm trong tổng số hơn 11 triệu cư dân, đạt tỷ lệ 4,59 ca/1.000 dân. Tỷ lệ ca nhiễm trên 1.000 người của vùng Lombardy là khoảng 3,48. Bang New York có dân số cao gấp đôi Vũ Hán và tới nay đã báo cáo hơn 43.000 ca nhiễm nCoV, đạt tỷ lệ 2,15 ca/1.000 dân.

Con số người nhiễm được xác nhận cũng không phản ánh chính xác mức độ lây trong cộng đồng, do năng lực xét nghiệm hạn chế có thể bỏ lọt nhiều người mắc Covid-19 nhưng chưa có triệu chứng. Sự khác biệt trong tốc độ xét nghiệm giữa các vùng cùng gây khó khăn khi so sánh thống kê.

Tỷ lệ tử vong trên đầu người có thể là phép đối chiếu trực tiếp hơn, do nó bỏ qua nhiều biến số trong xét nghiệm. Khác biệt trong quy trình xét nghiệm ít ảnh hưởng tới phương pháp này, vì những bệnh nhân ốm nặng nhất ở Mỹ thường được xét nghiệm nCoV.

Lombardy là khu vực có tỷ lệ tử vong cao nhất với 0,48 người chết/1.000 dân, tỷ lệ này ở Vũ Hán là 0,23. New York có tỷ lệ tương đồng với phần lớn đô thị tại Mỹ, ở mức 0,02-0,03 ca tử vong/1.000 dân.

Dù vậy, phương pháp này cũng có một số hạn chế, chủ yếu do tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe bệnh nhân, cũng như nguồn lực y tế địa phương. Mức tử vong có thể rất cao ở những nơi nCoV lây lan trong nhà dưỡng lão, dù nó không phát tán nhiều ra cộng đồng.

Phần lớn bệnh nhân Covid-19 qua đời sau vài tuần, khiến số người chết cũng không phản ánh chính xác quy mô đại địch đang bùng phát nhanh.

Tốc độ tăng ca bệnh theo thời gian sẽ giúp đánh giá nguy cơ bùng phát đại dịch, do nó không chỉ thống kê số người nhiễm mà còn thể hiện tốc độ tăng ca bệnh, từ đó cho thấy tình hình vùng dịch đang tốt lên hay xấu đi.

Mức tăng 40% trên đồ thị cho thấy tổng số ca nhiễm tăng 40% sau một ngày, trong khi 100% tương đương số người mắc Covid-19 tăng gấp đôi sau mỗi 24 giờ. Các quan chức y tế liên tục đề cập biện pháp "cách biệt cộng đồng" để "làm phẳng đường cong", tức đưa đồ thị này dần tới mức 0.

Tốc độ tăng ca bệnh trong tháng 3 của Vũ Hán, Lombardy và nhiều thành phố Mỹ. Đồ họa: NYT.

Tốc độ tăng ca bệnh trong tháng 3 của Vũ Hán, Lombardy và nhiều thành phố Mỹ. Đồ họa: NYT .

New York hiện vẫn chứng kiến tốc độ tăng hơn 30%, cho thấy dịch bệnh vẫn đang lây lan nhanh và chưa được kiểm soát, trong khi Vũ Hán đã giảm về mức 0%. Một số thành phố như Baton Rouge báo cáo tốc độ tăng cao nhưng số người nhiễm nCoV vẫn thấp, tức là họ vẫn còn cơ hội làm phẳng đồ thị trước khi Covid-19 bùng phát.

Tốc độ tăng theo số ca bệnh được tính theo số trường hợp dương tính nCoV tại một khu vực nhất định. Nó cho thấy liệu một cộng đồng có thể hãm đà tăng trước khi có quá nhiều người nhiễm, hay "làm phẳng đường cong" được hay không.

Thống kê cho thấy tình hình ở New York chưa có dấu hiệu khả quan. Tốc độ tăng sẽ cao hơn rất nhiều so với Vũ Hán hay Lombardy khi số người nhiễm ở các vùng này tương đương nhau. Nhiều đô thị như Detroit và New Orleans cũng có thể bùng phát dịch nếu không dịch công chứng có biện pháp ngăn chặn. Trong khi đó, Seattle và San Francisco lại đạt nhiều tiến triển trong nỗ lực kiểm soát.

Tốc độ tăng số ca bệnh mỗi ngày. Đồ họa: NYT.

Tốc độ tăng số ca bệnh mỗi ngày. Đồ họa: NYT .

Đồ họa này cũng hạn chế nhầm lẫn khi cho rằng một thành phố đang thành công khi duy trì đà tăng chậm vào giai đoạn đầu. Nhiều cách tính dựa trên tốc độ tăng ca bệnh theo thời gian, khiến mọi người lầm tưởng rằng những địa phương bùng phát dịch nhanh chóng đang là nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất.

Tuy nhiên, cộng đồng có tốc độ tăng ca bệnh cao với số người nhiễm lớn mới là nơi gặp vấn đề nghiêm trọng, bất kể là khi Covid-19 bùng phát sau 10 hay 100 ngày kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên.

Mỹ hiện là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới với hơn 104.000 ca nhiễm nCoV, hơn 1.700 người chết và hơn 2.500 trường hợp bình phục. New York là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm và trên 500 bệnh nhân tử vong trên toàn quốc.

Vũ Anh (Theo New York Times )

CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’

"Tôi muốn lặp lại và nhấn mạnh điều mình từng nói: đừng căng thẳng về công việc”. Đó là thông điệp vừa được CEO Stewart Butterfield gửi đến toàn bộ nhân viên Slack – công ty công nghệ có giá trị hàng tỷ USD.

Khi đại dịch Covid-19 lan rộng khắp nước Mỹ và thế giới, Butterfield chia sẻ với nhân viên của mình rằng: “Chúng tôi hiểu điều này. Hãy chăm sóc bản thân, chăm sóc gia đình, trở thành một đối tác tốt. Không sao cả nếu phải giảm giờ làm hay làm việc không thường xuyên. Hãy tạm nghỉ một lát nếu bạn thấy cần”.

CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’ - Ảnh 1.

CEO Slack cho biết ông đã nhìn thấy con cái của các đồng nghiệp thông qua các cuộc gọi video. “Chúng tôi có thể để nhân viên tự do hơn một chút và mọi người đều được thấu hiểu và cảm thông – chúng ta đều là con người và đang cùng trải qua hoàn cảnh này”, ông nói.

Khác với nhiều doanh nghiệp đang bên bờ phá sản vì đại dịch, Covid-19 lại là cơ hội phát triển cho công ty ứng dụng tin nhắn này. Khi hàng loạt doanh nghiệp trên thế giới chuyển sang làm việc từ xa để tránh lây lan virus corona, Slack trở thành công cụ kết dịch công chứng nối quan trọng và được nhiều người lựa chọn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/3, giá trị vốn hóa của Slack ở mức 15,9 tỷ USD. Công ty có hơn 110.000 khách hàng trả tiền. Hiện 100% nhân viên của Slack tại 18 văn phòng trên thế giới (2.000 người) đang làm việc tại nhà. Các nhân viên được trợ cấp 500 USD để sắp xếp nơi làm việc tại nhà thuận tiện và thoải mái

Theo tỷ phú Mark Cuban, trong thời điểm đại dịch và khi thị trường biến động mạnh, cách xử lý của các nhà lãnh đạo công ty sẽ được “soi” rất kỹ. Các chủ doanh nghiệp không nên yêu cầu nhân viên đi làm như bình thường quá sớm.

“Đó không chỉ là vấn đề an toàn, đó là còn là vấn đề kinh doanh”, nhà đầu tư nổi tiếng của chương trình Shark Tank chia sẻ.

Mark Cuban cho rằng cách phản ứng của các công ty sẽ định nghĩa thương hiệu của họ trong nhiều thập kỷ. “Nếu bạn không quan tâm đến nhân viên/cổ đông và đặt họ lên hàng đầu, mọi người sẽ đánh giá công ty của bạn như vậy”.



CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’ - Ảnh 2.

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức "đáng lo ngại"

" Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong tháng 3 năm nay đã ảnh hưởng toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó, cộng đồng doanh nghiệp là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề ", Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cho biết. 

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức đáng lo ngại - Ảnh 1.

Trong tháng 3/2020, tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 6.553, tăng 55,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính chung cả Quý I, có gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 2% so với cùng kỳ 2019). Trong đó:

+ 18.596 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 26,0%).

Đây là mức tăng cao nhất về số lượng đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong Quý I giai đoạn 2015-2020, thể hiện sự ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19 đến việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.

+ 12.178 doanh nghiệp chờ giải thể (giảm 20,6%). Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể trong Quý I/2019 trước đó tăng cao bởi hơn một nửa số đó ( 8.404 doanh nghiệp) bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo chương trình chuẩn hóa dữ liệu năm 2018 để loại bỏ các doanh nghiệp đã thành lập trước đây nhưng trên thực tế không còn hoạt động.

+ 4.115 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 0,02%).

Tính trung bình, mỗi tháng có 11.630 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức đáng lo ngại - Ảnh 2.

Tình hình hoạt động doanh nghiệp Quý 1/2020. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, tình hình doanh nghiệp rút khỏi thị trường thể hiện rõ xu hướng của doanh nghiệp hiện nay - tâm lý nghe ngóng, chờ đợi, "đóng băng" hoặc đưa doanh nghiệp vào tình trạng "ngủ đông" để xem xét tình hình tiến triển của dịch bệnh, rồi quyết định tiếp tục kinh doanh hay đóng cửa doanh nghiệp, chứ chưa đóng cửa doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này.

Điều này thể hiện ở sự gia tăng mạnh về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn và giảm về số doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể.

Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong Quý I/2020 có xu hướng chững lại. Cả nước có 29.711 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là một trong những mức gia tăng số doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất của Quý I giai đoạn từ 2015-2019 (so với mức tăng trung bình là 10,9%). Điều này cho thấy dịch công chứng những ảnh hưởng đang ngày một rõ rệt của dịch viêm phổi cấp Covid-19 đến tình hình đăng ký doanh nghiệp trong nước.

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức đáng lo ngại - Ảnh 3.

Tình hình vốn đăng ký Quý 1/2020. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong Quý I/2020 là 14.810 doanh nghiệp, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi tỷ lệ này của Quý I/2019 so với Quý I/2018 tăng đến 78,1%.

" Đây là điều đáng lo ngại bởi theo ghi nhận hàng năm thì khoảng thời gian Quý I thường là lúc các doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh cho một năm tài chính mới, do đó, tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thời gian này sẽ nhiều nhất. Tuy nhiên, do dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát nên doanh nghiệp vẫn đang chần chừ, nghe ngóng thông tin để có phương án tối ưu nhất ", Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh cho biết.

Mỹ có hơn 111.000 người nhiễm Covid-19, bang New York chiếm gần một nửa và đối diện với lệnh phong tỏa của Tổng thống Trump

Mỹ đã có ít nhất 111.115 người nhiễm Covid-19 và 1.842 người tử vong, theo CNN cập nhật đến 12h trưa 28/3 (giờ địa phương).

Thống đốc New York - Andrew Cuomo - cho biết trong buổi họp báo sáng 28/3, tiểu bang này đã làm xét nghiệm tổng cộng 155.934 người và ghi nhận 52.318 trường hợp nhiễm virus. Trong đó, đã có 728 người tử vong. Như vậy, riêng New York đã chiếm 47% số ca bệnh và 40% số ca thiệt mạng của nước Mỹ.

Mỹ có hơn 111.000 người nhiễm Covid-19, bang New York chiếm gần một nửa và đối diện với lệnh phong tỏa của Tổng thống Trump - Ảnh 1.

Người dân New York đứng xếp hàng chờ xét nghiệm virus corona ở Bệnh viện Elmhurst ngày 27/3 (Ảnh: AP)

Thống đốc Cuomo cho biết thêm trong buổi họp báo, đã có 172 bệnh nhân được chuyển vào phòng điều trị tích cực trong ngày 27/3.  Ngoài ra ông nhận thấy nhiều cư dân vẫn chưa tuân thủ lệnh trú ẩn tại nhà. Vì vậy, chính quyền sẽ xem xét đóng cửa toàn bộ các khu vui chơi giải trí nếu người dân không tự giác thực hiện cách biệt xã hội.

Mỹ có hơn 111.000 người nhiễm Covid-19, bang New York chiếm gần một nửa và đối diện với lệnh phong tỏa của Tổng thống Trump - Ảnh 2.

Tổng thống Trump vừa cho biết về ý định phong tỏa 3 tiểu bang (Ảnh: AFP/Getty)

Cùng lúc đó tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump phát biểu rằng đang cân nhắc khả năng phong tỏa "ngắn hạn, 2 tuần" đối với New York, ngoài ra còn có thể mở rộng sang New Jersey và các khu vực nhất định của Connecticut. Đây là 3 tiểu bang lân cận với tổng dân số gần 32 triệu người.

Cụ thể, ô ng Trump cho biết vào trưa 28/3: "Chúng ta sẽ không muốn làm điều này, nhưng việc phong tỏa có khả năng xảy ra vào một lúc nào đó trong hôm nay". 

Tổng thống nói đây sẽ là "việc cách ly bắt buộc" nhằm hạn chế di chuyển, vì nhiều cư dân New York đã đi đến Florida và "chúng ta không muốn điều đó". Tuy nhiên k hi được hỏi có đóng cửa tuyến tàu điện ngầm của thành phố New York hay không, Tổng thống đáp "Không".

Mỹ có hơn 111.000 người nhiễm Covid-19, bang New York chiếm gần một nửa và đối diện với lệnh phong tỏa của Tổng thống Trump - Ảnh 3.

Thống đốc New York Andrew Cuomo trong buổi họp báo 28/3 (Ảnh: AP)

Quay lại buổi họp báo ở New York, thống đốc Cuomo sau khi nghe được phát biểu của Tổng thống đã bày tỏ sự bất ngờ.  "Tôi đã thảo luận với Tổng thống về tàu tiếp tế của Hải quân và các vấn đề khác, nhưng không nói về việc phong tỏa. Tôi còn không biết nó có nghĩa là gì" - ông Cuomo nói với báo giới.

Trước dịch công chứng đó, chính phủ đã điều động tàu bệnh viện  USNS Comfort của Hải quân đến hỗ trợ New York. Dự kiến con tàu sẽ cập cảng vào thứ Hai 30/3, cung cấp 1.000 giường điều trị ngay trên tàu để giảm tải cho các bệnh viện.

Mỹ có hơn 111.000 người nhiễm Covid-19, bang New York chiếm gần một nửa và đối diện với lệnh phong tỏa của Tổng thống Trump - Ảnh 4.

Tàu bệnh viện USNS Comfort của Hải quân đang trên đường tới New York (Ảnh: Getty)

(Theo CNN)

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt?

Mỹ vừa chính thức trở thành ổ dịch đông bệnh nhân nhất thế giới, nhưng bệnh viện nước này không có đủ máy thở - thiết bị y tế quyết định sự sống của những bệnh nhân đang mang Covid-19 trong người. Báo cáo hồi tháng Hai cho thấy các bệnh viện Hoa Kỳ có khoảng 160.000 máy thở, 8.900 máy đang trong kho trực chờ ngày cấp bách. Nghe thì có vẻ nhiều, nhưng trong tình cảnh cấp bách, nhà cầm quyền tại New York liên tục đưa cảnh báo rằng bang này đang đứng bên bờ vực thiếu thốn vật tư y tế trầm trọng.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 1.

Theo phân tích của bác sĩ James Lawler, chuyên gia bệnh truyền nhiễm và sức khỏe cộng đồng tới từ Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Nebraska, thì khoảng 1 triệu người Mỹ sẽ cần máy thở trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, phân tích của Lawler không kèm mốc thời gian, nên có thể con số 1 triệu người không có nghĩa rằng họ sẽ cần thở máy cùng một lúc.

Nhân lúc máy thở đang trở thành trọng tâm sản xuất cũng như cứu cánh cho người nhiễm Covid-19, ta hãy tìm hiểu chút về nó.

Đây là cách máy thở hoạt động

Một vài bệnh nhân Covid-19 thở gấp và khó thở, họ phải cần tới sự trợ giúp của máy móc để hô hấp. Máy thở có nhiều hình dáng, nhưng thông thường có hình hộp chữ nhật, với đường ống truyền không khí từ máy vào phổi bệnh nhân. Chúng có thể giúp việc hô hấp dễ dàng hơn.

Về cơ bản, máy thở thổi không khí vào phổi bạn, hỗ trợ hoạt động thở tự nhiên ”, bác sĩ Nicholas Hill tới từ Đại học Y Tufts nói.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 2.

Người bệnh sẽ mang một trong hai loại suy hô hấp sau đây:

Đầu tiên là suy hô hấp tăng anhydrit cacbonic huyết, là khi không khí không vào phổi đủ và CO2 tích tụ tới mức quá tải. Để giúp bệnh nhân dạng này hô hấp, bác sĩ không cần tới máy thở đưa trực tiếp không khí vào phổi mà chỉ cần mặt nạ là đủ.

Loại thứ hai có tên suy hô hấp giảm oxy huyết; đúng như tên gọi của nó, đó là khi hô hấp khó khăn và máu không nhận được đủ lượng oxy. Loại suy hô hấp này có thể gây ảnh hưởng tới phổi, và con virus SARS-CoV-2 cũng gây nên những tổn thương phổi tương tự.

Khi suy hô hấp diễn ra, phổi sẽ sưng tấy và xuất hiện dịch ứ đọng, khiến phổi khó hoạt động bình thường.

Chúng tôi điều trị những biểu hiện bệnh trên bằng việc đưa thêm oxy vào phổi bệnh nhân ”, bác sĩ Hill nói. “ Chúng tôi có thể truyền cho bạn 100% oxy để đẩy mức oxy trong máu lên cao, nhưng cũng phải rất cẩn thận vì oxy nguyên chất có thể gây hại ”.

Giải quyết tình trạng thiếu thốn máy thở

New York đang là bang có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất, số máy thở có tại đây vẫn đủ để duy trì sự sống trong hơn 800 ca nhiễm. Tuy nhiên, theo ước tính của nhà cầm quyền địa phương, bang này sẽ cần tới 30.000 máy thở để sử dụng khi số ca nhiễm virus có thể đạt đỉnh trong vài tuần tới.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 3.

Có nơi đề xuất sử dụng một máy thở cho hay bệnh nhân nếu tình hình thiếu hụt tiếp tục diễn ra. Việc này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân, vì máy thở được thiết kế để hỗ trợ hô hấp cho một bệnh nhân duy nhất. Trong trường hợp cấp bách, hai bệnh nhân phải dùng chung một máy thì họ phải có thể tích phổi và kích cỡ cơ thể tương đương thì mới mong hiệu quả được.

Theo lời bác sĩ Hill, việc hai bệnh nhân chung một máy thở rất liều lĩnh, nên cách giải quyết tốt nhất là tập trung sản xuất máy thở để cứu được càng nhiều người càng tốt. Thời điểm hiện tại, một số doanh nghiệp sản xuất ô tô đã tham gia sản xuất máy thở, điển hình dịch công chứng là hãng xe điện Tesla của Elon Musk.

Ngoài ra, việc nhập khẩu máy thở từ Trung Quốc cũng là một phương pháp hay. Đất nước tỷ dân đã bắt đầu khống chế được đại dịch, một số đơn vị sản xuất cũng thừa thiết bị y tế, sẵn sàng bán lại cho những nước đang cần. Cũng lại lấy Elon Musk ra làm ví dụ: hôm vừa rồi, ông đã đặt mua 1.255 máy và đã tặng miễn phí 1.000 thiết bị cho các bệnh viện tại bang California, 255 máy thở còn lại sẽ được lắp cho những nơi cần kíp.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 4.

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi

Với các khán giả thế hệ 8x, 9x,  Những Thiên Thần Áo Trắng  là cả một vùng trời kỉ niệm, là bộ phim đến bây giờ dịch công chứng người ta vẫn nhắc mãi như một huyền thoại của màn ảnh Việt. Tròn 10 năm sau ngày oanh tạc trên màn ảnh nhỏ, tưởng đâu khán giả sẽ được dịp cùng dàn diễn viên năm nào bồi hồi ôn lại những kỉ niệm của thập kỷ trước. Ngờ đâu kỉ niệm còn chưa kịp nhắc nhớ thì  Mai Phương  - thiên thần áo trắng năm nào đã phải nói lời tạm biệt. Sau gần hai năm chống chọi với bệnh tật, chiều ngày 28/3, đóa hoa nhỏ kiên cường Mai Phương đã rời xa cuộc đời. Trên trang cá nhân của mình, dàn diễn viên của Những Thiên Thần Áo Trắng năm nào không khỏi bàng hoàng, đau đớn trước sự ra đi của người bạn nhỏ.

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 1.

Mi Du gửi lời tạm biệt đến người chị Mai Phương

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 2.

Nam Cường không nhắc tên cũng không đăng hình nhưng chỉ vài dòng chữ thôi thì khán giả cũng biết trong lòng anh đang nặng nề đến nhường nào

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 3.

Vẫn mãi là những thiên thần áo trắng của riêng "cô lớp trưởng July Miu" Miu Lê

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 4.

"Cựu lớp trưởng Nam" không còn biết phải nói gì trước sự ra đi của cô bạn cũ

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 5.

Lan Phương thương bé Lavie, thương người em gái kiên cường của mình

Bị khóa kênh do ăn mặc hở hang, nữ streamer "nóng bỏng" tố ngược lại Twitch phân biệt đối xử

Twitch là một nền tảng streaming game hàng đầu. Đã từ lâu, các lệnh cấm của nền tảng này lên các streamer đã tương đối vô lý và đã gây tranh cãi rất nhiều. Không hiếm các trường hợp "kháng cáo" từ các streamer.

Vụ việc gần đây nhất là của nữ streamer người Thụy Điển Swebliss. Cô nàng đã bị Twitch cấm live stream 24h do ăn mặc không phù hợp. Không đồng tình với phán quyết này, Swebliss đã tố cáo ngược lại Twitch về việc phân biệt đối xử.

Bị khóa kênh do ăn mặc hở hang, nữ streamer nóng bỏng tố ngược lại Twitch phân biệt đối xử - Ảnh 1.

Swebliss tên thật là Emma Bliss, quốc tịch Thụy Điển.

Ngay sau khi lệnh cấm được ban hành, nữ streamer đã có đăng tải thông tin trên Twitter cá nhân bày tỏ sự bức xúc.

Bị khóa kênh do ăn mặc hở hang, nữ streamer nóng bỏng tố ngược lại Twitch phân biệt đối xử - Ảnh 2.

"Có ai đó đã tố cáo và ngay lập tức tôi bị Twitch khóa stream một ngày. Điều này thật điên rồ. Có vẻ như Twitch đang ghét bộ quần áo mà tôi đã mặc cả năm nay".

Swebliss giải thích thêm rằng cô đã stream về lĩnh vực thời trang 6 năm nay rồi. Quần áo cô chưng diện trên stream chưa bao giờ là đi quá giới hạn cả. Sau đó, cô đã xóa những dòng trạng thái vì không muốn mọi chuyện đi quá xa.

Bị khóa kênh do ăn mặc hở hang, nữ streamer nóng bỏng tố ngược lại Twitch phân biệt đối xử - Ảnh 3.

"Twitch đang phân biệt đối xử khi nghĩ rằng những bộ quần áo thời trang bình thường lại là đồ theo phong cách gợi cảm và cấm tôi stream một ngày. Trong khi đó rất nhiều người đã gọi tôi là con điếm, kỳ thị người da màu, nhổ nước bọt, nói người Do Thái nên chết… nhưng họ không bị phạt gì cả."

Bị khóa kênh do ăn mặc hở hang, nữ streamer nóng bỏng tố ngược lại Twitch phân biệt đối xử - Ảnh 4.

"Không ảnh khỏa thân, không tin nhắn nhạy cảm hay những thứ tương tự thế. Tôi thường stream khoảng 7 tiếng mỗi ngày một mình. Tôi thực sự không hiểu tại sao việc mình nói chuyện giúp nhiều người xả được stress lại có thể là vấn đề được dịch công chứng nhỉ. Tôi chỉ đang makeup thôi mà".

Sau khi lệnh cấm 24h kết thúc, cô nàng đã có thể stream trở lại bình thường. Thế nhưng sau đó Swebliss đã đăng tải thông báo lên Instagram và YouTube cá nhân rằng mình đã bị phớt lờ bởi Twitch. Sắp tới, cô có thể sẽ tập trung nhiều vào các nền tảng khác để thay thế cho Twitch.

Bị khóa kênh do ăn mặc hở hang, nữ streamer nóng bỏng tố ngược lại Twitch phân biệt đối xử - Ảnh 5.

Với doanh thu khổng lồ và lượng người xem rất nhiều, Twitch là một trong những nền tảng phát trực tuyến hàng đầu thế giới. Nền tảng này đã có những quy định rất chặt chẽ về hành động cũng như ăn mặc trên stream. Thế nhưng, đã có không ít lần những lệnh cấm được đưa ra có phần ngớ ngẩn, gây tranh cãi với cộng đồng.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai: ‘Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất’

- Tới sáng 28/3, có 8 bệnh nhân Covid-19 liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai. Ông đánh giá thế nào về nguy cơ lây nhiễm tại bệnh viện hiện nay?

Đứng về góc độ dịch tễ, Bệnh viện Bạch Mai có thể coi là một điểm có nguy cơ lây nhiễm cao nên những người từng tới bệnh viện trong 14 ngày đều sẽ có nguy cơ. Vì vậy việc điều tra dịch tễ, tuân thủ cách ly là hết sức cần thiết.

Khi dịch bắt đầu có yếu tố cộng đồng, bệnh viện đã tiên lượng ngay khối y tế sẽ tổn thương đầu tiên vì tiếp xúc với bệnh nhân hàng ngày. Có trường hợp bệnh nhân bị sốt, có triệu chứng đến bệnh viện. Song cũng có những người mang virus và không có triệu chứng đến khám bệnh khác hoặc đi theo người nhà. Vì vậy chúng tôi đã cảnh giác nhưng không thể tránh khỏi nguy cơ vì vẫn phải tiếp xúc và chăm sóc cho bệnh nhân hàng ngày.

Bệnh viện Bạch Mai sáng 28/3 đã dừng tiếp nhận bệnh nhân. Ảnh: Giang Huy.

Bệnh viện Bạch Mai sáng 28/3 đã dừng tiếp nhận bệnh nhân. Ảnh: Giang Huy.

- Tình hình hiện tại của bệnh viện như thế nào?

Hiện chúng tôi đã ngừng toàn bộ việc tiếp nhận bệnh nhân để đảm bảo an toàn cho người bệnh cũng như tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Chúng tôi cũng dừng các hoạt động cấp cứu, gửi công văn tới các tuyến dưới yêu cầu chuyển bệnh nhân tới nơi khác điều trị thay vì Bạch Mai.

Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai đã xây dựng kịch bản ở nhiều cấp độ để chống dịch nên không bối rối, hoảng loạn khi có trường hợp dương tính. Chúng tôi đã chủ động giảm các chương trình tái khám và hạn chế người đến khám. Bây giờ sự việc nóng lên thì ngừng khám.

Chúng tôi cũng chuẩn bị kế hoạch cách ly nhân viên y tế nghi nhiễm, chuẩn bị chỗ ở cho nhân viên, sau đó tập trung vật tư, nguyên vật liệu để kiện toàn chống dịch. Ví dụ chúng tôi chuẩn bị khu ung bướu để nhân viên nghỉ, nhà 9 tầng để điều trị cho các bệnh nhân, phân công cụ thể người tham gia các tua trực 4 kíp 5 ca, chỉ định trưởng tua, phó tua, đã lên kịch bản chi tiết đến từng con người.

Cũng nhờ việc đã chủ động chuẩn bị các tình huống ứng phó nên chúng tôi đã hành động ngay khi có nhân viên y tế nhiễm như cách ly nhanh 160 nhân viên y tế tiếp xúc gần bệnh nhân dương Biên phiên dịch tính.

Sau khi phát hiện bệnh nhân 133, khoa Thần kinh bị cách ly chỉ trong vòng 6 tiếng đồng hồ buổi đêm. Tất cả y bác sĩ đang ở nhà phải tới bệnh viện để cách ly và làm xét nghiệm. Bệnh viện phối hợp với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội phân loại người phải cách ly về mặt dịch tễ và ngay lập tức cung cấp các nhu yếu phẩm để cho họ yên tâm cách ly.

Chúng tôi đóng cửa nhà tang lễ, chỉ duy trì căng tin để phục vụ bệnh nhân và người nhà đang ở trong bệnh viện, đóng cửa các hiệu thuốc. Các nhân viên y tế trực chiến tại viện phải đeo khẩu trang và có đồ bảo hộ.

Bệnh viện cũng thắt chặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, ví dụ hướng dẫn quy trình đi lại, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm khi xử lý rác thải y tế, các bàn bệnh phòng có nguy cơ được lau khử khuẩn 6 lần một ngày thay vì 3 lần một ngày như trước kia. Tất cả phải sạch sẽ hơn, bắt buộc ai lưu thông trong bệnh viện phải đeo khẩu trang...

Một số khoa đưa thêm các giải pháp chống nhiễm khuẩn. Ví dụ như ở khoa Nhi ,tất cả tay nắm cửa có bọc vải đã tẩm cồn thay vì phải lau rửa nhiều lần do có những người quên rửa tay và miếng vải đó được thay thường xuyên. Có khoa làm miếng nhựa cản giọt bắn để hạn chế lây nhiễm... xuất phát từ nhu cầu thực tế.

Nếu không có kịch bản tốt và chuẩn bị kỹ thì chắc chúng tôi "vỡ trận" rồi.

Bác sĩ Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai tại phòng làm việc riêng ngày 27/3. Ảnh: Giang Huy.

Bác sĩ Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai tại phòng làm việc riêng ngày 27/3. Ảnh: Giang Huy.

- Việc lấy mẫu xét nghiệm các nhân viên y tế, bệnh nhân tại bệnh viện đang được triển khai tới đâu?

Với tình hình hiện nay, mọi người buộc phải thực hiện xét nghiệm nhằm phát hiện, cách ly kịp thời các trường hợp mắc Covid-19 để tránh lây nhiễm ra cộng đồng.

Xét nghiệm cũng là cách khách quan, khoa học và chính xác nhất để làm rõ mức độ nguy hiểm của Bạch Mai hiện nay với cộng đồng.

Chúng tôi đã lấy 4.300 mẫu xét nghiệm cho toàn bộ nhân viên y tế và bệnh nhân, tiếp tục mở rộng thêm người nhà, người làm công trong bệnh viện. Do khối lượng xét nghiệm quá lớn, không có labo nào đảm đương hết được. Bộ Y tế đã chỉ đạo hệ thống xét nghiệm tiếp sức cho Bạch Mai để nhanh chóng có kết quả và kết luận.

- Bệnh viện gặp khó khăn gì khi bị xáo trộn, phải cách ly số lượng lớn nhân viên y tế?

- Hiện các nhân viên bệnh viện rất nỗ lực và tuân thủ cách ly chặt chẽ về mặt dịch tễ. Trong thời gian qua, có nhiều tình nguyện viên đi làm không có lương nhưng vẫn đóng góp cho bệnh viện. Họ cũng được chúng tôi đảm bảo một số nhu cầu và hỗ trợ tiền mặt, song những đãi ngộ vật chất vào thời điểm này không thể so sánh với lương tâm nghề nghiệp của họ.

Cũng có một số khó khăn xảy ra khi chúng tôi phải cách ly nhiều người. Ví dụ nhiều nhân viên y tế là phụ nữ nên các vấn đề phụ nữ cũng cần được bệnh viện lập kế hoạch xử lý, chuẩn bị từng đồ dùng cá nhân dù là nhỏ nhất.

Nỗi lo lớn nhất của chúng tôi đó là sự lây nhiễm, gồm lây nhiễm giữa bệnh nhân với bệnh nhân, lây nhiễm giữa bệnh nhân với người nhà và bệnh nhân với y tế. Bệnh nhân lây cho người nhà có khả năng sẽ lan ra cộng đồng. Nếu bệnh nhân lây cho bệnh nhân thì nguy cơ tử vong cao vì bệnh nhân của bệnh viện nặng. Nếu bệnh nhân lây cho nhân viên y tế rồi tiếp tục lây trong viện, sẽ không còn người để điều trị bệnh nữa. Vì vậy việc khoanh vùng, cách ly sớm là việc khẩn cấp cần làm lúc này, không để dịch lan rộng ra nhân viên y tế nữa.

Bên cạnh đó, một số nhân viên y tế còn bị tổn thương về mặt tinh thần do xã hội quá cảnh giác. Các bạn ấy bị chủ nhà đuổi, không cho thuê nữa vì làm ở Bệnh viện Bạch Mai. Tôi đồng ý rằng những người có yếu tố dịch tễ phải cách ly nhưng cách thức thế nào để không làm tổn thương nhau, đặc biệt về mặt y tế vì y bác sĩ là chiến sĩ tuyến đầu, phải căng lên mấy trăm phần trăm sức lực không phải vì tiền.

Tôi không muốn dùng từ kỳ thị, tâm lý tránh xa nguồn nhiễm bệnh rất bình thường. Có thể hôm nay tôi ngồi đây nói chuyện là ngày cuối cùng con tôi nhìn thấy bố, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bố phải cách ly vì bố điều trị cho bệnh nhân còn gia đình ở nhà bị hàng xóm láng giềng kỳ thị như bị hủi. Đau lòng lắm, việc kỳ thị đó ảnh hưởng tới chính những người đang công tác.

Vì vậy tôi mong và tôi yêu cầu xã hội sẻ chia với ngành y tế, làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chúng tôi ở tuyến đầu. Chúng tôi không đòi hỏi đãi ngộ vật chất để chống dịch, cần nhất sự ủng hộ, đồng cảm.

- Tâm lý của các nhân viên y tế bệnh viện hiện nay ra sao?

Mặc dù tình hình đang dần trở nên căng thẳng, phức tạp hơn và một số người phản ứng tiêu cực nhưng nhân viên Bệnh viện Bạch Mai chưa một ai nao núng. Trong trường hợp phải điều trị cho người dương tính, đã có 600-700 cán bộ nhân viên đăng ký tình nguyện tham gia. Họ ý thức trách nhiệm đối với nhân dân, cộng đồng và nghề nghiệp. Họ cũng được tập huấn để hiểu về cách thức lây nhiễm để phòng chống.

Tình huống xấu nhất xảy ra là chẳng may nhân viên y tế dương tính, bị cách ly rồi bệnh nặng hơn, thậm chí tử vong, ngày đi làm ấy là ngày cuối cùng nhìn thấy mặt gia đình. Nhưng không một nhân viên nào làm đơn xin nghỉ không lương.

Đây là tinh thần chung của cả ngành y tế, không phải chỉ riêng Bệnh viện Bạch Mai. Tôi tin rằng bệnh viện sẽ chống dịch thành công.

Chi Lê

Du khách Đan Mạch nhiễm nCoV từng tiếp xúc hơn 100 người

Ngày 28/3, ông Đoàn Văn Việt, Giám đốc Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, y tế quận đã phun khử khuẩn tại hai khách sạn " bệnh nhân 167 " - nữ du khách Đan Mạch (20 tuổi) từng lưu trú trên phố Hàng Chiếu và Lý Thái Tổ.

Bệnh nhân này và đi cùng bạn trai (22 tuổi) trên chuyến bay QR0976 (ghế 37K và 37J) đến Hà Nội ngày 8/3. Từ ngày 12 đến 23/3, cô đi du lịch ở Hà Giang, Huế và Hội An.

Khi kết thúc chuyến tham quan Hội An, ngày 23/3, cô từ Đà Nẵng ra Hà Nội trên chuyến bay mang số hiệu VJ530 (ghế 19E, hạ cánh xuống sân bay Nội Bài lúc 9h). Đáp ứng yêu cầu của hãng hàng không cần có giấy chứng nhận xét nghiệm không mắc nCoV, ngày 24/3, cô và bạn trai đến Bệnh Biên phiên dịch viện Nhi trung ương làm xét nghiệm.

Bệnh nhân đi bộ vào trung tâm các bệnh nhiệt đới và ngồi chờ kết quả ở cửa hàng trên phố Chùa Láng khoảng 4 giờ. Sau đó, kết quả du khách này dương tính với nCoV, còn bạn trai âm tính. Hai người được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Hiện tình trạng sức khoẻ của "bệnh nhân 167" ổn định.

Nhà chức trách quận Hoàn Kiếm xác định có 4 người tiếp xúc gần (F1) với "bệnh nhân 167", gồm một bảo vệ của đại sứ quán Đan Mạch (đường Trần Quang Khải) và 3 nhân viên của hai khách sạn, đều đã đi cách ly tại Bệnh viện Thanh Nhàn; 16 người tiếp xúc gián tiếp (F2) đang được giám sát y tế tại gia đình.

Trường cán bộ nông dân, ở phường Cửa Đại TP Hội An cách ly những người tiếp xúc với bệnh nhân 167. Ảnh: Huỳnh Chín.

Trường cán bộ nông dân, ở phường Cửa Đại, TP Hội An cách ly những người tiếp xúc với "bệnh nhân 167". Ảnh: Huỳnh Chín.

Ngoài ra, theo thông tin do "bệnh nhân 167" cung cấp, trong khi chờ xét nghiệm, cô ngồi đợi ở cửa hàng trên phố Chùa Láng và có 20 người cùng ngồi cùng tại tầng 2.

Ông Nguyễn Đức Tuấn, Giám đốc Trung tâm y tế Đống Đa, cho hay đơn vị này đã phun khử khuẩn cửa hàng, liên hệ được 9 người, đang tìm kiếm những người còn lại.

Tại Hà Giang , ông Lương Viết Thuần, Giám đốc Sở Y tế tỉnh này cho biết, nữ du khách Đan Mạch đi xe giường nằm đến Hà Giang lúc 5h ngày 12/3, ở đến ngày 15/3; tiếp xúc gần với 42 người gồm 26 người dân địa phương và 16 người nước ngoài.

Tỉnh Hà Giang đã lấy mẫu xét nghiệm, đưa đi cách ly tập trung tất cả các trường hợp tiếp xúc gần.

Tại Thừa Thiên Huế , ông Nguyễn Đình Bách, Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh, nói đã xác định 4 trường hợp F1 với "bệnh nhân 167" và đưa đi cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

Tại Quảng Nam , Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh cho biết, đã lấy 41 mẫu bệnh phẩm của những người tiếp xúc gần với "bệnh nhân 167"; đang tiếp tục rà soát các trường hợp khác để áp dụng biện pháp theo quy định.

Đến sáng 28/3, Việt Nam ghi nhận 169 ca Covid-19 trong đó 27 người khỏi bệnh gồm 20 người đã ra viện và 7 người sẽ xuất viện ngày 29-30/3.

51 bệnh nhân đang điều trị tại nhiều cơ sở y tế có kết quả xét nghiệm âm tính 1-4 lần. Các bệnh nhân đang điều trị tại 19 cơ sở y tế trong cả nước, hầu hết sức khỏe ổn định.

Đắc Thành - Gia Chính - Tất Định - Võ Thạnh

Mỹ có thể huy động một triệu lính chống Covid-19

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh bổ sung quyền lực khẩn cấp cho Bộ Quốc phòng và Bộ An ninh Nội địa hôm 27/3, cho phép hai cơ quan này kích hoạt các đơn vị và triển khai khoảng một triệu binh sĩ dự bị của lực lượng vũ trang Mỹ. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng chưa ra lệnh áp dụng biện pháp này.

Lính dự bị hải quân Mỹ tình nguyện lên tàu bệnh viện USNS Comfort hôm 25/3. Ảnh: US Navy.

Lính dự bị hải quân Mỹ tình nguyện làm việc trên tàu bệnh viện USNS Comfort hôm 25/3. Ảnh: US Navy .

Sắc lệnh cũng cho phép các quân binh chủng Mỹ điều động quân y và những đội ứng phó thảm họa khẩn cấp nhằm tăng khả năng chống Covid-19. Lầu Năm Góc và Bộ Cựu chiến binh Mỹ hồi đầu tuần cũng kêu gọi binh sĩ xuất ngũ quay lại phục vụ và giúp quân đội kiểm soát dịch. Phát ngôn viên lục quân Mỹ cho biết đã có 14.600 cựu quân nhân tỏ ý muốn tái nhập ngũ.

"Các binh sĩ tuyệt vời đã sẵn sàng hỗ trợ đất nước trong gian đoạn khó khăn này. Họ đang trở lại, không rõ là bao nhiêu, nhưng họ muốn trở lại", Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng.

Mỹ hiện ghi Biên phiên dịch nhận hơn 104.000 người nhiễm nCoV, là vùng dịch lớn nhất thế giới, trong đó hơn 1.700 người đã chết. Bang New York là tâm dịch, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm trên cả nước Mỹ và hơn 500 ca tử vong. Các bệnh viện tại đây phải tăng công suất ít nhất 50%, một số tăng 100% để ứng phó dịch bệnh, song vẫn đối mặt tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng giường bệnh, thiết bị bảo hộ và máy thở.

Gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới xuất hiện Covid-19 sau khi căn bệnh khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, khiến hơn 597.400 người nhiễm, hơn 27.000 người chết.

Vũ Anh (Theo Politico )

7 người Covid-19 ở TP HCM khỏi bệnh

Các bệnh nhân này gồm:

- "bệnh nhân 45 " - lây nhiễm từ "bệnh nhân 34" Đặng Thị Lynh Trang ở Bình Thuận;

- " bệnh nhân 53 " - du khách Czech;

- " bệnh nhân 64 " - cô gái ở quận 8 từ Thụy Sĩ về;

- "bệnh nhân 65" - cô gái ở quận Gò Vấp đồng nghiệp "bệnh nhân 45";

- "bệnh nhân 66 " - cô gái ở chung cư Park View, quận 7, du học sinh Mỹ;

- "bệnh nhân 79 " - người phụ nữ quê Bạc Liêu từ Anh về;

- "bệnh nhân 90 " - thực tập sinh ngành khách sạn từ Tây Ban Nha về.

Dự kiến họ sẽ xuất viện trong hai ngày 29-30/3. Sau xuất viện họ được cách ly ở cơ sở y tế địa phương để tiếp tục theo dõi sức khỏe và đảm bảo không lây nhiễm virus ra cộng đồng.

Ngoài ra, có 21 bệnh nhân kết quả âm tính hai lần, đủ điều kiện khỏi bệnh theo quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên những bệnh nhân này chưa có kế hoạch được xuất viện, có thể vẫn tiếp tục lấy mẫu bệnh phẩm lần nữa để khẳng định hết virus.

23 bệnh nhân khác có kết quả xét nghiệm âm tính một lần. Các bệnh nhân này vẫn tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm nhiều lần nữa trong thời gian tới.

Ba bệnh nhân trong tình trạng nặng đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Trong đó một bệnh nhân vẫn có chỉ định can thiệp ECMO, hai bệnh nhân còn lại thở oxy. Hiện sức khỏe một trong hai bệnh nhân này có nhiều tiến triển, không còn phải thở máy. Các chuyên gia đầu ngành và bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang nỗ lực hội chẩn, điều trị cho các ca bệnh này.

Ngày 27/3, ba bệnh nhân 22, 23, Biên phiên dịch 35 tại Đà Nẵng cũng xuất viện. Thêm 7 người tại TP HCM khỏi bệnh, số bệnh nhân điều trị khỏi là 27. 136 bệnh nhân còn lại đang được theo dõi, cách ly, điều trị tại 19 cơ sở y tế trong cả nước, đa số sức khỏe ổn định.

Việt Nam ghi nhận 4 nhân viên y tế gồm hai người của Bệnh viện Bạch Mai và 2 người của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, mắc Covid-19.

Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, Hà Nội, ngày 25/3. Ảnh: Ngọc Thành.

Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, Hà Nội, ngày 25/3. Ảnh: Ngọc Thành.

Bộ Y tế cho biết đến nay Việt Nam chưa sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh mà đang sử dụng bộ sinh phẩm xét nghiệm (test kit) do Học viện Quân y sản xuất. Bộ kit này đã được các cơ quan quản lý, khoa học trong nước và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận.

Trên cơ sở tham khảo WHO và các nước, cùng với thực tiễn trong nước, Bộ T tế đã hoàn thiện phác đồ điều trị Covid-19.

Trong ngày 27/3, Trung tâm Đào tạo và chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Chợ Rẫy, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức khóa tập huấn sử dụng máy thở và theo dõi thở máy. Đây là khóa đầu tiên trong số 3 khóa tập huấn được Tiểu ban điều trị tổ chức cho các bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố phía Nam. Học viên là bác sĩ làm việc tại các khoa Cấp cứu, Hồi sức, Truyền nhiễm của bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố.

Khóa tập huấn từ ngày 27/3 đến ngày 4/2, giúp các bác sĩ tăng cường năng lực sử dụng máy thở, theo dõi người bệnh, nhất là bệnh nhân Covid-19. Các bác sĩ được đào tạo là những hạt nhân, sẽ ở "tiền tuyến" điều trị người bệnh và sẵn sàng lên đường hỗ trợ các bệnh viện khác khi có lệnh điều động.

Thúy Quỳnh

Số ca nhiễm nCoV lên 169

Hai ca mới liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai đều là nữ, Bộ Y tế ghi nhận "bệnh nhân 168" và 169 . Họ được phát hiện dương tính với nCoV sau khi bệnh viện tiến hành xét nghiệm sàng lọc gần 5.000 nhân viên, y bác sĩ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ở các khoa có người nhiễm. Bệnh viện đã chủ động cách ly bệnh nhân và người tiếp xúc gần, tiến hành khử khuẩn khu nhà ăn.

Bộ Y tế nhận định có khả năng hai người này bị lây trong nhóm người nhà chăm sóc bệnh nhân, nguồn lây nhiễm từ bên ngoài.

Như vậy, liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, hiện ghi nhận 8 bệnh nhân Covid-19 gồm 2 điều dưỡng; "bệnh nhân 133"; "bệnh nhân 161" cùng 2 người thân số 162, 163; hai nhân viên giao nước sôi là "bệnh nhân 168" và 169.

Bạch Mai đang tiến hành các biện pháp kiểm soát, dừng đón tiếp bệnh nhân và thực hiện cách ly toàn bệnh viện, không cho phép người vào hay ra khỏi bệnh viện.

Bộ Y tế đề nghị tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đã đến khám, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai trong vòng 14 ngày qua cần thực hiện tự cách ly và liên hệ cơ quan y tế gần nhất để quản lý sức khỏe.

Nhận định tới đây một số bệnh viện tuyến cuối, bệnh viện ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM có thể xuất hiện các ca bệnh, Bộ yêu cầu các viện phải thực hiện triệt để các biện pháp phòng lây nhiễm và tiến hành xét nghiệm sàng lọc trên quy mô lớn.

4 bệnh nhân còn lại đều từ nước ngoài về , trong đó 3 người được cách ly ngay, người còn lại đã đến rất nhiều nơi như Hà Nội, Huế, Hội An, Đà Nẵng. Hiện sức khỏe họ đều ổn định. Cụ thể:

"Bệnh nhân 164" , nam, 23 tuổi, ở Rạch Giá, Kiên Giang, du học sinh tại Anh, về Việt Nam ngày 23/3 trên chuyến bay VN54 của Vietnam Airlines, ghế 22K, nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn. Anh cách ly tại Trung đoàn 855, tỉnh Ninh Bình, mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ngày 26/3.

"Bệnh nhân 165" , nam, 58 tuổi, ở Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội, từ Anh về Việt Nam cùng chuyến với "bệnh nhân 164", ghế 41C. Ông cách ly ở Trường Quân sự tỉnh Ninh Bình, mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ngày 26/3.

"Bệnh nhân 166", nữ, 25 tuổi, ở Đông Phú, Lục Nam, Bắc Giang, sống tại Thái Lan, về Việt Nam ngày 20/3 trên chuyến bay TG564 của Thai Airways, ghế 40B. Cô cách ly ở Sư đoàn 241, tỉnh Ninh Bình, mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ngày 26/3.

Ba người này đang điều trị ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.

"Bệnh nhân 167" , nữ, 20 tuổi, quốc tịch Đan Mạch, khách du lịch, cùng người bạn 22 tuổi đến Hà Nội trên chuyến bay QR0976 (ghế 37K và 37J), ngày 8/3. Cô lưu trú tại khách sạn trên phố Hàng Chiếu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, từ ngày 9/3 đến 12/3. Ngày 12/3 cô đi xe giường nằm của hãng Ngọc Sơn đến thành phố Hà Giang, ở khách sạn Jasmine - Phương Thiện, lưu trú tới ngày 15/3.

Về lại Hà Nội, cô ở khách sạn Kingly số 8 Lý Thái Tổ. Ngày 17/3, cô vào Huế bằng xe giường nằm. Tại Huế, cô và bạn lưu trú khách sạn Sunshine 3, số 10 Võ Thị Sáu, đến ngày 19/3 đi Hội An ở tại khách sạn Backpacker, 250 Cửa Đại.

Ngày 23/3, cô di chuyển từ Đà Nẵng ra Hà Nội trên chuyến bay VJ530, ghế 19E, xuống Nội Bài lúc 9h sáng và tiếp tục ở tại khách sạn Kingly Hotel.

Đáp ứng yêu cầu của hãng hàng không cần có giấy chứng nhận xét nghiệm không mắc Covid-19, ngày 24/3 cô và bạn đến Bệnh viện Nhi Trung ương lấy mẫu xét nghiệm, kết quả cô dương tính còn người bạn âm tính. Cả hai được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Bác sĩ mặc đồ bảo hộ thăm bệnh nhân Covid-19 ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Ngọc Thành.

Bác sĩ mặc đồ bảo hộ thăm bệnh nhân Covid-19 ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Ngọc Thành.

Đến sáng nay, Việt Nam ghi nhận 169 ca Covid-19 trong đó 27 người khỏi bệnh gồm 20 người đã ra viện và 7 người sẽ xuất viện ngày 29-30/3.

51 bệnh nhân đang điều trị tại nhiều cơ sở y tế có kết quả xét nghiệm âm tính 1-4 lần. Các bệnh nhân đang điều trị tại 19 cơ sở y tế trong cả nước, hầu hết sức khỏe ổn định.

Khoảng 5.000 người có mặt tại Bệnh viện Bạch Mai bao gồm nhân viên y tế, người lao động và bệnh nhân đang điều trị tại viện được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc nCoV, dự kiến 2 ngày nữa có kết quả. Người đến Bạch Mai khám trong 14 ngày qua cũng được khuyến cáo tự cách ly, theo dõi sức khỏe và xét nghiệm Biên phiên dịch sàng lọc nCoV. Khoảng 1.600 người Hà Nội đã đến Bạch Mai khám trong 10 ngày qua.

Lê Nga

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch?

Nước có nhiều ca nhiễm bệnh nhất thế giới

Trung Quốc - nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên - từng là nước giữ vị trí này. Kế sau Trung Quốc là Italy, với 80.589 ca dương tính theo số liệu cuối ngày 26/3. Tuy nhiên, sáng ngày 27/3, Mỹ đã chiếm vị trí dẫn đầu với 82.404 trường hợp mắc COVID-19, và con số này sẽ không dừng lại tại đây.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 1.

Cuối tháng 2, Trung Quốc có hơn 80.000 ca bệnh và dịch COVID-19 bùng phát tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran và Italy. Trong khi đó, tình hình tại Mỹ dường như vẫn ổn - ít nhất là về mặt số liệu. Ngày 20/2, Mỹ thông báo chỉ có 15 trường hợp và đều liên quan tới người di chuyển từ vùng dịch về.

Nhưng một khi các quan chức bắt đầu xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng, số lượng người nhiễm càng ngày càng tăng. Ngày 1/3, chỉ có 75 ca. Ngày 7/3, 435 ca. Ngày 14/3, 770 ca. Ngày 21/3, con số là 24.192. Ngày 27/3, 82.404 trường hợp - và con số này sẽ tiếp tục tăng trong nhiều tuần tới.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 2.

Ảnh: Jeremy Hogan/Echoes Wire/Barcroft Media

Tại sao mọi chuyện lại thay đổi nhanh như vậy? Có thể thấy câu trả lời là virus đã âm thầm lây lan trong khi người Mỹ không đề phòng. Hồi tháng 2, quan chức chính phủ, truyền thông, và thậm chí một số chuyên gia vẫn đảm bảo rằng không có gì phải sợ cho tới khi nó trở thành vấn đề đủ lớn để quan tâm. Tuy nhiên, tới nay, virus corona đã trở thành vấn đề quá lớn để có thể giải quyết trong thời gian ngắn.

Tổng thống Trump cũng hứng chịu nhiều chỉ trích khi cắt giảm nhân sự, nguồn lực và các cơ quan cần thiết để phòng ngừa dịch bệnh. Theo Vox, ông Trump đã đưa ra nhiều thông tin sai lệch về COVID-19 như đã làm với nhiều vụ bê bối trước đó.

Khi chính phủ Mỹ thờ ơ với dịch bệnh và có dấu hiệu từ các nước khác cho thấy đại dịch đã rất gần kề Mỹ, rất ít người dám nói thẳng. Những người làm như vậy đều bị cho là thổi phồng vấn đề. Hầu hết người Mỹ lắng nghe lời trấn an của chuyên viên y tế và nghĩ rằng con số lây nhiễm thấp phản ánh thực tế.

Trong lúc đó, virus vẫn tiếp tục lây lan.

Hiện tại, Mỹ đã trở thành quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh. Câu hỏi hiện tại là: Mọi thứ đã quá muộn hay chưa?

Số ca dương tính nhiều nhất thế giới: Ý nghĩa thực sự là gì?

Mỹ có số ca dương tính với COVID-19 nhiều hơn bất kì nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên, cần phải xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh.

Vấn đề đầu tiên, có thể Mỹ vẫn đang chưa làm đủ xét nghiệm (những người có triệu chứng nhẹ thường được yêu cầu tự cách ly ở nhà và không làm xét nghiệm), vấn đề này tại những quốc gia khác có thể còn nghiêm trọng hơn. Một số chuyên gia cho rằng, một số quốc gia như Iran, Ấn Độ và Indonesia hiện chưa thể tìm ra được tất cả người dương tính với COVID-19 vì vấn đề dân số đông, hệ thống y tế chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của người khám bệnh.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 3.

Ảnh: John Moore/Getty Images

Một vấn đề khác là dân số. Mỹ hiện tại là quốc gia có dân số đông thứ 3 thế giới. Điều đó có nghĩa là tỉ lệ người nhiễm bệnh trên dân số vẫn thấp hơn nhiều quốc gia khác. Ví dụ, tại Italy, cứ 750 người dân lại có 1 người nhiễm. Ở Mỹ, tỉ lệ là 4.000 người dân có 1 người nhiễm. Chỉ số này có thể phản ánh rõ ràng hơn về tình trạng y tế ở một quốc gia và ảnh hưởng của virus tới nước đó.

Vậy nên, có thể thấy, Mỹ có số ca dương tính cao nhất thế giới vì có đông dân, virus lây lan mạnh và năng lực xét nghiệm trên diện rộng. Mỹ cần phải xử lí tình hình một cách nghiêm túc.

Virus corona đã xâm nhập nước Mỹ như thế nào?

Hồi tháng 1, Trung Quốc đã phong tỏa đất nước khi bệnh viện và các khoa chăm sóc đặc biệt (ICU) ở Vũ Hán bị quá tải do bệnh nhân nhiễm COVID-19. Mỹ đã phản ứng bằng cách cấm tất cả những công dân nước ngoài từng tới Trung Quốc để hạn chế dịch. Tiến sĩ Tom Frieden, cựu giám đốc của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), nói: "Việc này đã giúp trì hoãn lượng người bị nhiễm bệnh trong một khoảng thời gian và giúp Mỹ có thêm thời gian chuẩn bị".

"Tuy nhiên, cách chính phủ phản ứng lại khiến mọi thứ diễn biến xấu đi".

Ban đầu, bệnh nhân phải đáp ứng một số tiêu chuẩn được đặt ra trước khi Biên phiên dịch được xét nghiệm. Ví dụ, người này phải từng tới Trung Quốc trong khoảng thời gian gần đây hoặc tiếp cận với một người được xác định dương tính.

Tức là, nếu người này nhiễm virus corona khi ở Hàn Quốc, Iran, Italy hoặc bất kì quốc gia nào khác có dịch bệnh, họ sẽ không được xét nghiệm. Nếu họ lây cho người khác, thì người đó cũng không được xét nghiệm. Bởi Mỹ cấm người nước ngoài tới từ Trung Quốc và chỉ xét nghiệm hạn chế với những tiêu chuẩn nhất định, do đó không thể phát hiện được liệu virus có đang lây lan tại Mỹ hay không.

Trong khi đó, mọi người vẫn tin tưởng số liệu từ CDC rằng không có ca lây nhiễm chéo tại Mỹ.

Các quan chức cũng trấn an người dân rằng nguy cơ do virus corona gây ra ở Mỹ "ở mức rất thấp" và truyền thông đăng tải các bài viết cho rằng người Mỹ chịu nhiều rủi ro từ cúm hơn là virus corona.

Dựa trên số liệu từ những bệnh nhân nhiễm COVID-19 đầu tiên, một nhà virus học ước tính tới cuối tháng 2, Mỹ đã có hơn 7.000 ca nhiễm bệnh.

Nếu phát hiện được con số này từ sớm, Mỹ đã có thể thực hiện xét nghiệm diện rộng và không cần áp dụng những biện pháp gây tổn hại tới kinh tế mà các quốc gia khác đang áp dụng để ngăn chặn virus, ví dụ như truy dấu những người đã tiếp xúc với các ca dương tính, tăng cường sản xuất khẩu trang và phân phối rộng rãi những trang thiết bị y tế cần thiết.

Thay vào đó, Mỹ lại ứng xử như thể vẫn an toàn trước dịch bệnh và bỏ lỡ thời điểm vàng để ngăn dịch bùng phát.

Những động thái chậm chạp

Tới tháng 3, rõ ràng việc lây nhiễm trong cộng đồng đã diễn ra tại nhiều thành phố ở Mỹ. Nhưng phản ứng với COVID-19 vẫn rất chậm. Tốc độ xét nghiệm vẫn không theo kịp được tốc độ lây nhiễm.

Các bang, hạt và thành phố Mỹ tự phải đưa ra quyết định đóng cửa trường học, tuyên bố tình trạng khẩn cấp, thúc giục người dân thực hiện các biện pháp giữ khoảng cách trong xã hội, hoặc phong tỏa khu vực.

Chính quyền các vùng làm việc này mà không có dữ liệu đầy đủ do thiếu kết quả xét nghiệm từ cộng đồng. Italy đã đóng cửa toàn bộ trường học từ ngày 4/3 và đã phong tỏa đất nước khi có ít hơn 10.000 ca; Mỹ đã lần lượt vượt qua mốc 10.000 ca (ngày 19/3), mốc 20.000 ca (ngày 21/3) và mốc 50.000 ca (ngày 24/3) mà không có bất kì thông báo toàn quốc nào về việc hạn chế các hoạt động không cần thiết.

Việc phong tỏa khiến kinh tế gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng, nhưng tính mạng của hàng nghìn công dân Mỹ cũng đáng lo ngại không kém.

Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp nghiêm ngặt. Bang California đã yêu cầu toàn bộ người dân không rời khỏi nhà. 19 bang khác cũng làm theo. Khi tất cả các biện pháp được thực hiện, hơn một nửa dân số Mỹ sẽ được yêu cầu ở nhà để hạn chế tiếp xúc xã hội.

Tuy vậy, Mỹ đã thực hiện các biện pháp này quá muộn. Hiện tại, những vùng chịu ảnh hưởng nặng từ virus như New York, New Orleans, Atlanta, vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề quá tải giường bệnh.

Những phương án để kết thúc đại dịch

Phương pháp phòng chống dịch của Hàn Quốc có thể sẽ là bài học để Mỹ làm theo. Để làm được việc này, Mỹ sẽ cần xét nghiệm càng nhiều càng tốt để xác định người bị bệnh, cách ly họ và tất cả những người từng tiếp xúc.

Đây là phương án được WHO khuyến khích dựa trên những gì đã quan sát tại các quốc gia đã kiểm soát được dịch bệnh.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 4.

Ông Trump phát biểu về virus corona ngày 25/3. Ảnh: Mandel Ngan/AFP

Tăng cường năng lực chữa trị cũng sẽ mang lại thay đổi tích cực cho cuộc chiến chống lại virus corona. Nhiều loại thuốc hứa hẹn đang được thử nghiệm và nếu một phương pháp điều trị hoàn chỉnh được tìm ra, thế giới sẽ sớm quay lại thời kì như trước khi dịch bệnh bùng phát.

Cuối cùng, các nhà máy Mỹ có thể tăng cường sản xuất trang thiết bị bảo hộ và máy thở, tăng cường thông tin đến người dân về cách chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 cũng như cải thiện hiệu suất của các bệnh viện.

Hiện tại chưa phải kết thúc, mà trên thực tế, mọi chuyện mới chỉ bắt đầu và chính nước Mỹ sẽ quyết định kết quả của đại dịch lần này.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 5.